CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VÀ KIỂM TRA BU LÔNG MÀ BẠN CẦN BIẾT

Bu lông được chia làm nhiều loại khác nhau và có chất lượng cũng khác nhau tùy theo nhiều tiêu chí xét duyệt. Do đó, cần có những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo cơ sở đánh giá chất lượng của bu lông. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phương pháp phân loại và kiểm tra bu lông chính xác nhất.

Phân loại bu lông

Việc phân loại bu lông sẽ tùy thuộc vào tiêu chí xét. Dưới đây là 3 tiêu chí phân loại bu lông phổ biến và thường xuyên được áp dụng

Theo phương pháp chế tạo và độ chính xác 

Quy trình chế tạo sẽ phân chia thành các loại bu lông thô, bu lông nửa tinh và bu lông tinh

  • Bu lông thô: được chế tạo chủ yếu từ thép tròn. Phần đầu bu lông được gia công dập nguội hoặc dập nóng, phần ren được tiện hoặc cán lăn. Do đa phần các khâu chế tác chủ yếu là thủ công, chưa có sự tham gia nhiều của máy móc nên độ chính xác khá thấp, thường chỉ được dùng trong các mối liên kết không quan trọng hoặc trong các liên kết với gỗ.
  • Bu lông nửa tinh: quá trình gia công và chế tạo cũng gần tương tự như bu lông thô. Tuy nhiên, bu lông nửa tinh được bổ sung thêm khâu gia công bề mặt để loại bỏ bavia, giúp dễ dàng hơn trong quá trình lắp xiết.
  • Bu lông tinh: được chế tạo từ thép sáu cạnh, tất cả các phần đều được gia công cơ khí. Bu lông tinh có độ chính xác rất cao, thường chỉ được lắp ở những vị trí đặc thù và lĩnh vực đặc biệt. Do quá trình gia công rất tỉ mỉ, cẩn trọng nên giá thành của bu lông tinh cũng khá cao bên ngoài thị trường. Bu lông tinh cho chất lượng lắp xiết rất tốt.

Ngoài ra, còn có loại bu lông siêu tinh với dung sai lắp ghép cực kỳ nhỏ. Loại này yêu cầu độ chính xác gia công cực kỳ khắt khe, thường được ứng dụng trong các mối ghép đặc biệt, ví dụ như ngành hàng không vũ trụ

Theo vật liệu chế tạo

Vật liệu chế tạo để được dùng trong chế tác bu lông cũng khá đa dạng. Những tiêu chí về thành phần hóa học, tính chất lý cơ tính hay khả năng nhiệt luyện chính là căn cứ để chọn lựa vật liệu chế tạo bu lông chính xác nhất. Chúng được thể hiện cụ thể trong các tiêu chuẩn về mác thép. 

Có thể phân loại thành: 

  • Bu lông chế tạo từ thép cacbon, thép hợp kim
  • Bu lông chế tạo từ thép không gỉ inox
  •  Bu lông được chế tác từ kim loại và hợp kim màu.

Theo chức năng lắp xiết

Dựa vào mục đích sử dụng, bu lông được phân chia thành hai loại chính: bu lông liên kết và bu lông kết cấu. 

  • Bu lông liên kết: chức năng chính là giúp ghép nối các chi tiết vào với nhau. Những vị trí ghép nối này có lực dọc trục là lực chịu tải chính, khả năng chịu vắt không có vai trò quyết định. Bu lông liên kết chủ yếu sử dụng trong các mối liên kết cố định trong máy móc, các kết cấu tĩnh hoặc kết cấu ít chịu tải trọng động. 
  • Bu lông kết cấu: chức năng chính là ghép nối các bộ phận, kết cấu với nhau. Khả năng chịu kéo- chịu tải trọng dọc trục và khả năng chịu cắt đóng vai trò ngang nhau. Bu lông kết cấu thường được sử dụng để liên kết các kết cấu như dầm, khung vách,... những vị trí thường xuyên phải chịu tác động của tải trọng động, ví dụ như bu lông Neo móng. 

Có thể bạn quan tâm>> Bu lông liên kết chân cột thép 

Phương pháp kiểm tra chất lượng bu lông

Việc kiểm tra chất lượng bu lông trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường là khâu không kém phần quan trọng. Nếu kiểm tra chất lượng sản phẩm không chính xác sẽ dễ dẫn đến những vấn đề không đáng có trong quá trình sử dụng. 

Bu lông như nào là bu lông đạt tiêu chuẩn?

Hiện nay, bu lông nhập khẩu thường được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN. Còn bu lông đai ốc tự sản xuất trong nước tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN. Mọi tiêu chuẩn đều có tính quy đổi đồng nhất với nhau. Do đó, vẫn có sự thống nhất về chỉ số sản phẩm giữa các loại. 

Quy định về các chỉ số kiểm tra chất lượng bu lông gồm có:

  • Kích thước sản phẩm đạt chuẩn
  • Khuyết tật bề ngoài (nếu có)
  • Khả năng chịu lực 
  • Giới hạn chảy và giới hạn kéo

Bu lông đạt tiêu chuẩn là bu lông có các chỉ số đều khớp với thiết kế ban đầu. Thông thường, để kiểm tra, người ta sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên một vài sản phẩm để tiến hành đo lường chất lượng cho toàn bộ lô hàng số lượng lớn. 

Những phương pháp kiểm tra chất lượng bu lông phổ biến

Tiến hành kiểm tra chất lượng bu lông theo các tiêu chí bên dưới:
  • Kiểm tra bề ngoài sản phẩm bằng mắt thường
  • Kiểm tra khuyết tật bề mặt theo tiêu chuẩn TCVN
  • Kiểm tra về kích thước bu lông so với bản vẽ thiết kế ban đầu đề ra
  • Kiểm tra độ nhám bề mặt và độ nhám cán ren, tiến hành so sánh với mẫu chuẩn
  • Kiểm tra độ dày và chất lượng của lớp mạ  
  • Kiểm tra tải trọng theo quy định đặt ra của bản vẽ thiết kế
  • Test cơ tính đối với những loại bu lông không qua xử lý nhiệt

Quy trình cũng như các bước kiểm tra chất lượng bu lông cần được thực hiện nghiêm ngặt, chuẩn chỉ vì kết quả kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp đến ứng dụng thực tế của sản phẩm.


Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn