NHỮNG ĐIỀU MỌI NGƯỜI NÊN BIẾT VỀ BU LÔNG NEO MÓNG

Bu lông neo móng là một chi tiết thường xuyên được sử dụng trong thi công xây dựng, để tạo nên những kết cấu vững chãi. Chúng tôi tổng hợp thông tin dưới bài viết này về những điều mà bạn cần biết về bu lông neo móng. Cùng tham khảo nhé!

Thông số kỹ thuật chung của bu lông neo móng

Bu lông neo móng có nhiều hình dáng: chữ J, chữ L, chữ V…

Bu lông Neo móng thường có kích thước chung tiêu chuẩn như sau: 

  • Đường kính từ M12- M36, một số công trình yêu cầu lên đến M42, M56, M64,...
  • Độ dài: 200- 3000mm
  • Bước ren theo yêu cầu
  • Vật liệu chế tạo: inox, thép hợp kim 
  • Mạ bề mặt: mạ điện phân và mạ kẽm nhúng nóng 
  • Cấp bền: từ 3.6 đến 10.9 
  • Tiêu chuẩn sản xuất: được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN, JIS, TCVN là chủ yếu

Vai trò của từng loại bu lông neo móng

Bu lông móng đóng vai trò là phần nối trung gian giữa nền móng bê tông và phần nổi của công trình. Mỗi loại bu lông neo móng lại được ứng dụng cụ thể ở từng vị trí khác nhau.

Bu lông móng kiểu chữ L

Là loại bu lông có hình dáng chữ L, có cấu tạo gồm một đầu ren và một đầu được bẻ ngang. Nguyên liệu sử dụng chế tạo bu lông móng chữ L thường là thép không gỉ inox với đường kính M12 ~ M64.

Bu lông móng chữ L thường được áp dụng thi công trong hệ thống nhà xưởng, hay trạm biến áp, hệ thống điện, giữ kết cấu cột với nền móng. 

Bu lông móng kiểu chữ J

Bu lông này có 1 đầu được bẻ cong để tạo hình dạng chữ J, đầu kia có tiện ren. Loại bu lông này cũng giống phần lớn các loại bu lông móng khác thường làm bằng thép không gỉ hoặc bằng inox có đường kính từ M12 ~ M64.

Bu lông móng chữ J có kích thước đa dạng, chiều dài từ 25 -100 mm, đầu bẻ cong từ 45 – 120 mm, thích hợp sử dụng trong việc tạo liên kết đổ dầm bê tông. 

Bu lông móng kiểu J.A.

Bu lông có một đầu được tiện ren và một đầu bẻ cong vòng khép kín. Chúng có đường kính từ 12 tới 64mm, chiều dài ren đạt từ 30- 100mm, chiều dài khớp uốn từ 50- 160mm. 

Tùy theo công năng sử dụng, các kỹ sư sẽ lựa chọn kích thước phù hợp với kết cấu. Bu lông J.A thường được sử dụng để neo móng trụ đèn chiếu sáng, các trụ điện, cột trong các công trình xây dựng lớn...

Bu lông móng kiểu chữ Y

Bu lông móng kiểu chữ Y có một đầu tiện ren, đầu còn lại được chẻ tách tạo hình dạng giống chữ Y. Chúng được chế tác với thông số đường kính từ 12 – 64mm, khoảng cách đầu chẻ từ 30 – 95mm, chiều dài ren từ 30 – 100mm, chiều dài đầu chẻ từ 15 – 40mm.

Bu lông móng chữ Y được sử dụng nhiều nhất trong trường hợp thi công giàn giáo, hoặc để cố định các thanh ngang dọc trong những công trình sắt thép. 

Đặc điểm cơ tính của Bu lông neo móng

Với các công trình trung cấp, đường điện trung thế hạ thế, người ta thường sử dụng bu lông neo móng cấp bền từ 5.6 đến 8.8. Đối với những công trình như liên kết bệ móng nhà xưởng, liên kết kết cấu thép đều yêu cầu bu lông cường độ cao, tối thiểu đường kính bu lông M36. Riêng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng cần sử dụng bu lông cường độ cao cấp bền đạt từ 8.8 trở lên, đường kính bu lông từ M36 trở nên mới có thể sử dụng. 

Tiêu chuẩn bu lông neo móng 

Bu lông neo móng được sản xuất dựa trên bộ tiêu chuẩn chung được áp dụng rộng rãi trên thế giới như JIS, GB, DIN, TCVN,...

Muốn xây dựng kết cấu móng công trình, cần xác định chất liệu làm bu lông và chiều dài. Nghĩa là cần phải tính toán cả lực kéo và đường kính bu lông, cũng như độ sâu khi chôn và độ dài nổi của phần ren bu lông. 

Có nhiều cách tính khác nhau nên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu chi tiết về cách tính toán chiều dài. Đối với các kỹ sư xây dựng, việc tính toán chiều dài của bu lông móng vừa giúp giảm thiểu chi phí xây dựng, lại vừa gia tăng được chất lượng và tính an toàn của công trình. 

Tính chiều dài bu lông dựa vào lực tác dụng ta tính ra được lực kéo chính và dựa vào đó chọn đường kính bu lông neo móng, ứng với mỗi đường kính có một chiều dài bu lông móng

Hướng dẫn thi công

Khi lựa chọn được bu lông neo móng phù hợp với yêu cầu đặt ra, chúng ta sẽ tiến hành thi công và lắp đặt bu lông theo các bước dưới đây: 

  • Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10 để cố định tạm các bu lông trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.
  • Kiểm tra, định vị các thông số theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (thiết bị đo đạc phải được kiểm định).
  • Kiểm tra chiều nhô cao của bu lông lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế (thông thường khoảng 100mm).
  • Chú ý, đặt bu lông cần vuông góc với mặt phẳng chịu lực ( chính là nền bê tông, mặt bản mã ) 
  • Sau khi căn chỉnh, tiến hành cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, ván khuôn và nền để đảm bảo bu lông không bị xê dịch trong suốt quá trình đổ bê tông.
  • Đổ bê tông xong sẽ dùng nilon để bảo vệ lớp ren bu lông móng khi đã lắp dựng xong, tránh bị hỏng ren. 

Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin đầy đủ về bu lông neo móng. Mong là bài viết hữu ích với các bạn!

Nếu bạn muốn tìm mua bu lông neo móng, tham khảo tại: https://bulonginox.vn/ 


Tìm hiểu thêm>> Phân loại bu lông liên kết trong nhà thép tiền chế và lưu ý sử dụng 


Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn