GIẢI ĐÁP THẮC MẮC XOAY QUANH BU LÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO

Tùy từng hạng mục công trình để có thể lựa chọn những loại bu lông xiết thích hợp, đạt tiêu chuẩn nên không phải công trình nào cũng có lựa chọn giống nhau về mục đích sử dụng bu lông cường độ cao. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin phổ biến xoay quanh bu lông cường độ cao.

Đặc điểm bu lông cường độ cao

Cấp bền

Độ bền của bu lông sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ cacbon trong thép. Độ bền càng cao đồng nghĩa với tỉ lệ cacbon trong thép càng lớn. Trên thị trường, cấp bền phổ biến của bu lông cường độ cao là 8.8, 10.9 và 12.9

Bu lông cường độ cao thường được chế tạo từ mác thép cường độ cao tương ứng với cấp độ bu lông thành phẩm. Chúng sẽ có màu đen hoặc xi.

Bu lông cường độ cao có nhiều điểm khác biệt so với bu lông inox thông thường, về cấp bền, tính ứng dụng và khả năng chịu lực. 

Xem thêm>> So sánh bu lông cường độ cao và bu lông thường 

Yêu cầu kỹ thuật

Bu lông cường độ cao sẽ bao gồm thân bu lông, tán- đai ốc, vòng đệm có khả năng chịu lực tương đương. Khi chế tạo bu lông cường độ cao, người ta sử dụng đến vật liệu thép 40Cr. Khi chế tạo đai ốc đi kèm, vật liệu thường được sử dụng là thép 40Cr hoặc C45. vật liệu chế tạo vòng đệm thường sử dụng thép cacbon CT5, C35, C45 hoặc thép 40Cr.

Tin liên quan>> Tìm hiểu đặc tính kỹ thuật của bu lông 8.8

Phân loại bu lông cường độ cao theo các tiêu chí như nào?

Nhìn chung, mỗi cách phân loại sẽ dựa vào tiêu chí nhất định của sản phẩm. Đối với bu lông cường độ cao sẽ được chia như sau:

Liên kết chịu cắt

Trong liên kết này, lực vuông góc với thân bu lông. Phần thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Loại liên kết này khá đơn giản, thi công dễ và chịu lực tốt. 

Liên kết chịu cắt hay bị trượt vì lỗ to hơn thân bu lông, nên chúng chỉ thường sử dụng cho những kết cấu nhà không chịu ảnh hưởng của sự trượt. Khi thi công, không cần tạo lực xiết quá chặt mà chỉ cần đảm bảo không có khe hở giữa các bản thép.

Liên kết không trượt

Liên kết này cũng chịu lực vuông góc với thân bu lông, nhưng không trượt vì bu lông được xiết chặt tối đa để gây ra ma sát giữa các bản thép với nhau. Do đó, liên kết này được dùng cho những vị trí đặc thù hơn như xây dựng cầu, dầm cầu trục hay trong các mối kết cấu chịu lực động...Lực căng tạo ra khi xiết đã được các kỹ sư tính toán từ trước và khi siết cần đảm bảo thông số lực này.

Ngoài ra, có một vấn đề cần chú ý là việc xiết bu lông phải đảm bảo được lực căng khống chế.

Liên kết chịu kéo

Liên kết này sẽ tạo lực dọc theo chiều dài bu lông, được ứng dụng trong các mối liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà thép. 

Trong quá trình thi công, cần đảm bảo tính chắc chắn và an toàn tuyệt đối cho công trình bằng việc xiết bu lông đến lực lớn hơn lực chịu khi làm việc dưới tải để giữ cho các mặt bích không bị tách ra.


Không phải chỉ riêng bu lông cường độ cao, bất cứ sản phẩm nào khi được ứng dụng trong các công trình đòi hỏi sức bền và chịu lực cao thì đều phải đạt tiêu chuẩn chất lượng mới có thể đem ra phục vụ cho đời sống và sản xuất của xã hội. 

Một số vật tư phụ trợ đi kèm được dùng trong thi công xây dựng như thanh ren inox, ty ren, đai treo các loại, kẹp xà gồ, ốc vít thường,...

Bảo quản bu lông cường độ cao tại kho thế nào là tốt nhất?

Đối với bu lông cường độ cao, môi trường làm việc của chúng chủ yếu tại các công trình xây dựng nhà thép tiền chế, nhà khung thép, hỗ trợ xây dựng gầm cầu, cầu treo,... Có thể nhận thấy rằng môi trường làm việc của chúng rất khắc nghiệt, vì vậy, điều đầu tiên cần làm đó là bảo quản chúng đúng cách để giữ nguyên chất lượng.

Khi chuyển hàng xuất xưởng sang kho để bảo quản thì cần phải có giấy chứng nhận xuất xưởng rõ ràng. Bu lông cần được bảo quản trong các thùng bằng gỗ hoặc đặt ở những vị trí khô ráo, có bao bì gói cẩn thận. Bên trên đầu thùng chú ý ghi lại toàn bộ những thông tin lô hàng như số lượng bu lông, ký hiệu quy ước, số hiệu lô hàng, trọng lượng,....một cách chi tiết để thuận tiện việc theo dõi kiểm soát và phân loại.

Ngoài ra, bu lông cường độ cao khi xuất xưởng cần phải có giấy chứng từ cụ thể, hàm chứa đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ: tên nhà máy chế tạo chúng, chứng nhận kết quả thí nghiệm chịu lực, số hiệu lô và mẻ nấu thép, chứng từ số hiệu, trọng lượng cụ thể,...

Trong kho cần sắp xếp tuân thủ theo quy tắc nhất định, để tránh nhầm lẫn giữa các loại. Có thể sắp xếp dựa theo cường độ chịu lực cùng với kích cỡ cụ thể.

Việc bảo quản bu lông đúng cách sẽ hạn chế được sự thất thoát, han gỉ, cũng như đảm bảo được khả năng chịu lực và tuổi thọ của chúng khi hoạt động tại các công trình xây dựng. 

Đâu là nhà cung ứng bu lông cường độ cao đáng tin cậy?

Độ chính xác về thông số kỹ thuật, các đặc tính lý tính cũng như chất lượng bu lông cường độ cao sẽ  được quyết định bởi các đơn vị cung ứng.

Bu lông Smart được biết đến là nhà phân phối vật tư liên kết đáng tin cậy hàng đầu tại Hà Nội hiện nay, cung ứng các loại bu lông cường độ cao. Ở đây có đội ngũ tư vấn sẽ sẵn sàng đưa ra những lời khuyên chính xác nhất, đảm bảo độ tương thích cho mục đích sử dụng của bạn. Đi kèm với tiêu chuẩn chất lượng là tiêu chuẩn về giá, giúp tối ưu về mặt kinh tế cho khách hàng.

 

Bạn đang có nhu cầu đặt gia công bulong cường độ cao số lượng lớn cũng như cần tư vấn thêm về báo giá bu lông cường độ cao? Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay Smart để được hỗ trợ nhanh nhất!

Thông tin liên hệ 

Hotline: 0962 618 561 hoặc 0962 619 176 

Địa chỉ cửa hàng: số nhà 11A, ngõ 140 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội







Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn